Trump tuyên bố: “Tòa án Liên bang phải chịu trách nhiệm nếu Mỹ bị khủng bố”

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố việc hoãn thi hành sắc lệnh cấm nhập cảnh là hành động gây nguy hiểm cho an ninh của nước Mỹ và Tòa án Liên bang Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu nước Mỹ bị khủng bố.

Mới đây, ông chủ Nhà Trắng đã lên tiếng chỉ trích thẩm phán James Robart và Tòa án Liên bang tại Seattle (Washington) vì phán quyết ngừng sắc lệnh cấm nhập cảnh mà ông đã ký. Ông Trump cho rằng, quyết định của thẩm phán Robart là hành động “nực cười” và phán quyết đó gây nguy hiểm đến an ninh nước Mỹ, khủng bố có thể xảy ra.

Người đứng đầu nước Mỹ đã đăng tải dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter rằng: “Không thể tin một thẩm phán lại có thể đặt nước Mỹ vào tình trạng nguy hiểm. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm”.

Trump tuyên bố: “Tòa án Liên bang Mỹ phải chịu trách nhiệm nếu Mỹ bị khủng bố”

Trump tuyên bố: “Tòa án Liên bang Mỹ phải chịu trách nhiệm nếu Mỹ bị khủng bố”

Trước đó, ngày 3/2, thẩm phán Robart đã ra phán quyết tạm thời chặn sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ của ông Trump đối với cư dân 7 nước Hồi giáo (gồm Iraq, Syria, Iran, Libya, Somalia, Sudan và Yemen). Sắc lệnh này vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và các nhóm nhân quyền.

Bộ Tư pháp Mỹ lập tức kháng cáo, nhưng đã bị Toà án phúc thẩm Liên bang Mỹ bác bỏ. Cuộc chiến pháp lý vẫn đang tiếp diễn giữa chính quyền Mỹ với 2 nguyên đơn là bang Washington và bang Minnesota.

Chính quyền Trump cho biết, sẽ dùng mọi biện pháp để thực hiện sắc lệnh của Tổng thống về vấn đề dân tị nạn và nhập cư mà vẫn tuân theo phán quyết của tòa án Liên bang. Mike Pence, Phó tổng thống Mỹ trả lời Fox News: “Chúng tôi sẽ dùng quyền hạn hợp pháp để bảo vệ sắc lệnh và thực hiện những điều cần thiết nhằm bảo vệ đất nước”.

Cũng từ đây một câu hỏi đã được đặt ra là: “Vì sao thẩm phán liên bang ở tòa cấp thấp chặn được sắc lệnh của Trump?”.

Được biết, sở dĩ thẩm phán Robart có thể chặn được sắc lệnh của ông Trump vì mô hình tam quyền phân lập của nước Mỹ. Theo đó, Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

Kịch bản nào cho NATO, quốc phòng châu Âu và các chính sách của Donald Trump?

Chính quyền mới của ông Trump tác động thế nào đến vấn đề kiểm soát an ninh quốc phòng châu Âu? Điều này giới chính trị, ngoại giao và quân đội châu Âu đã nhiều lần đặt ra và đã được giả thiết qua 4 kịch bản trong bài viết của chuyên gia André Dumoulin.

Kịch bản nào cho NATO, quốc phòng châu Âu và các chính sách của Donald Trump?

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang mở ra một giai đoạn mới bất ổn về địa chính trị và địa chiến lược. Trong bối cảnh đó, tờ “Le Soir” (Pháp) mới đây đã đăng bài viết của chuyên gia André Dumoulin, thuộc Học viện Quốc phòng Hoàng gia Bỉ, trong đó vạch ra 4 kịch bản cho chính sách quốc phòng châu Âu. Dưới đây là nội dung bài viết:

Chính quyền mới của ông Trump tác động thế nào đến vấn đề kiểm soát an ninh quốc phòng châu Âu? Đây là điều mà giới chính trị, ngoại giao và quân đội châu Âu đã nhiều lần đặt ra. Trong quá trình tranh cử và sau khi nhậm chức, ông Trump đã có những giọng điệu khá khác nhau. Các bài diễn văn tranh cử mang nhiều tính truyền thông của nhà tỷ phú này đặt ra một yêu cầu mạnh mẽ cho trách nhiệm của châu Âu trong lòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tuy nhiên, nhiều thay đổi đã diễn ra trong thời gian qua, dưới ảnh hưởng của Bộ trưởng Quốc phòng mới, Tướng James Mattis, người rất hiểu biết về NATO và có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển mối quan hệ này một cách vững bền.

Tháng trước, chính Tổng thống Trump đã nhấn mạnh về tầm quan trọng sống còn của NATO, trong khi cách đó ít lâu, ông đã có những phát biểu coi liên minh này là một cấu trúc lỗi thời trong cuộc chiến chống khủng bố và không có khả năng yêu cầu các nước thành viên châu Âu tăng chi tiêu cho quốc phòng để san sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ.

Hạ nhiệt mối quan hệ với Nga

Kịch bản thứ nhất mà người ta tính đến là Mỹ cải thiện quan hệ với nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin để phục vụ cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và chính sách chia để trị sẽ lên ngôi. Sự lép vế của chủ nghĩa đa phương đang ngày càng hiện rõ. Nhiều bất ổn đang manh nha xuất hiện do chiến lược mới của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh chính quyền có những quan niệm khá bất ngờ và sự phát triển của chiến tranh hỗn hợp. Câu hỏi đặt ra là Mỹ cần hành xử như thế nào trong mối quan hệ với Nga, EU và chính sách an ninh quốc phòng trong cách tiếp cận toàn cầu của Mỹ sẽ đi theo chiều hướng nào?

Phương Tây có thể giảm căng thẳng với Nga bằng các biện pháp tạo dựng niềm tin và an ninh, giảm nhẹ hoặc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga do liên quan đến vấn đề Ukraine, và rất có thể tiến tới cùng cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược. Theo kịch bản này, NATO sẽ phải thay đổi cách nhìn đối với Nga, thậm chí có thể dẫn đến một liên minh phương Tây lớn hơn bao gồm Mỹ-EU-Nga, một cuộc cách mạng không tưởng về tư duy.

Chủ nghĩa can thiệp theo ý muốn

Kịch bản thứ hai cho thấy tầm quan trọng của NATO được Washington củng cố với áp lực mạnh mẽ của Mỹ trong vấn đề chia sẻ các nguy cơ và chi phí. 70% chi phí quân sự của các nước trong khối NATO hiện do siêu cường quân sự thế giới là Mỹ chi trả.

Trong giả thiết này, các thành viên tái cam kết vai trò của mình, Mỹ rút lực lượng khỏi châu Âu, giải trừ vũ khí hạt nhân để nhường chỗ cho vũ khí thông thường, cải cách cơ cấu tổ chức của NATO và giải thích lại Điều 5 về phòng vệ tập thể. Mỹ có thể thực hiện nhiệm vụ phòng vệ cho “lục địa già” thông qua sự ủy quyền. Điều này buộc châu Âu phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp tự tăng cường năng lực và ngân sách quốc phòng một cách đáng kể.

Trụ cột châu Âu trong vấn đề quốc phòng 

Kịch bản thứ ba có thể diễn ra là sự hiện diện của một khái niệm về trụ cột châu Âu trong NATO, ảnh hưởng của châu Âu sẽ gia tăng, và kết quả là tạo ra một nhóm châu Âu trong lòng NATO, hoặc thậm chí là một liên minh quốc phòng châu Âu.

Tuy nhiên, điều này cần có một cơ cấu quốc phòng châu Âu với các phương tiện của châu Âu, sự đầu tư của châu Âu và khả năng quyết định của chính người châu Âu. Nòng cốt của liên minh này có thể là hai đầu tàu Pháp-Đức. Tình hình hậu bầu cử tại các quốc gia như Italy, Pháp, Đức vào năm 2017 sẽ quyết định tính khả thi của kịch bản này.

Những bất ổn về an ninh

Trong kịch bản thứ tư, người Mỹ đánh giá thấp vị thế của người Nga. Quan điểm của Nga hiện nay là hợp pháp hóa chủ nghĩa can thiệp (thể hiện qua việc Moskva sáp nhập Crimea và can thiệp vào Ukraine), xây dựng một điểm chốt ở Syria, tăng cường các cuộc tấn công an ninh mạng, tìm cách làm giảm ảnh hưởng của phương Tây tại Đông Âu và các nước thuộc Liên bang Xôviết cũ, và ngăn chặn sự mở rộng của NATO về phía Đông.

“Ranh giới đỏ” được nhắc đến trong Điều 5 về quốc phòng tập thể của NATO có thể sẽ được nhắc đến song khá mong manh bởi các toan tính thử nghiệm tấn công của Nga nhằm vào các nước Baltic, trong khi Washington không cam kết với châu Âu về việc đảm bảo hoàn toàn an ninh cho các đồng minh. Tuy nhiên, mọi chuyện có thể diễn ra theo một chiều hướng khác. NATO có thể tìm thấy lại lý do chính cho sự tồn tại của mình như là một trụ cột trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và chính sách an ninh quốc phòng EU, đồng thời tập trung vào các sứ mệnh quản lý khủng hoảng hậu xung đột tại các khu vực lân cận.

Kịch bản này sẽ đi cùng với nhiều rủi ro lớn và diễn ra một cách rất phức tạp.

Tương lai của châu Âu phải được xây dựng dựa trên những sự thật này, châu Âu phải suy nghĩ về yếu tố an ninh trong không gian đang chuyển động này và khẩn trương đưa ra các chính sách có trách nhiệm cho chính mình.

Trump lại bị kiện gần ngày nhậm chức

Mới đây, cựu thí sinh cuộc thi truyền hình thực tế từng cáo buộc Tổng thống Mỹ đắc cử Mỹ Donald Trump tấn công tình dục đã tiếp tục đâm đơn kiện ông về tội xúc phạm và bôi nhọ.

Theo đó, bà Summer Zervos, người từng cáo buộc ông Trump tấn công tình dục vào năm 2007 cho rằng, ông ấy đã nói dối nước Mỹ về hành vi của mình. Vì vậy, bà Zervos quyết đâm đơn kiện một lần nữa với cáo buộc, ông Trump là “kẻ nói dối và ghét phụ nữ”, có hành vi làm “mất phẩm cách và bôi nhọ bà”.

Bà Zervos cho biết thêm, “ông Trump hứa rút lại tuyên bố như tôi yêu cầu, nhưng ông ấy đã không thực hiện, nên tôi không còn cho tôi lựa chọn nào khác ngoài việc kiện ông để thanh minh cho danh tiếng của tôi”.

Trump bị kiện trước ngày tuyên thệ nhậm chức

Bà Summer Zervos, người cáo buộc Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Đơn kiện của bà Zervos đã được thông báo trong một cuộc họp báo hôm 17/1, khi chỉ còn ba ngày nữa ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Zervos cho hay, bà sẵn sàng rút đơn kiện ngay lập tức mà không đòi bồi thường về tiền, nếu ông rút lại các tuyên bố sai trái, xúc phạm bà. Đồng thời, ông Trump phải thừa nhận những điều bà nói về ông là sự thật.

Được biết, trong những tuần trước ngày bầu cử tổng thống, Zervos là một trong những phụ nữ đã cáo buộc ông Trump tấn công tình dục. Cựu thí sinh 41 tuổi của chương trình truyền hình thực tế The Apprentice nói, ông Trump nhiều lần cố hôn, sờ mó bà trong cuộc gặp thảo luận cơ hội việc làm tại khách sạn Beverly Hills, thành phố Los Angeles.

Tuy nhiên, ông Trump bác bỏ tuyên bố và cho nó là “sai trái và kỳ quặc”, đồng thời doạ kiện những người cáo buộc ông.

Các đại sứ do Obama bổ nhiệm phải “nghỉ việc ngay lập tức” khi Trump nhậm chức

Thời sự thế giới – Mới đây, Trump yêu cầu tất cả các đại sứ được “bổ nhiệm chính trị” dưới thời Obama phải chấm dứt nhiệm kỳ ngay lập tức vào ngày 20/1, khi ông chính thức nhậm chức.

Đội chuyển giao của Trump vừa phát đi một yêu cầu khá “cứng rắn” đối với tất cả những đại sứ Mỹ ở nước ngoài thuộc diện đã được tổng thống Obama “bổ nhiệm chính trị”. Theo đó, những đại sứ này sẽ phải chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 20/1,  không được trì hoãn thi hành yêu cầu này vì bất cứ ngoại lệ hay lý do gì.

Yêu cầu này từ phía Trump sẽ dẫn tới tình trạng, Mỹ không có một đại sứ chính thức được Thượng viện phê chuẩn ít nhất trong vài tháng tới tại một số nước đồng minh chủ chốt như: Đức, Anh, Canada,…Đây là một yêu cầu chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị, ngoại giao Mỹ.

Và trước yêu cầu đột ngột và “bất ngờ” này, nhiều đại sứ Mỹ ở nước ngoài đã bày tỏ sự thất vọng với quyết định của Trump. Họ đang có ý định đưa quyết định này lên ông Rex Tillerson – ứng viên Ngoại trưởng của Trump, để ông Tillerson xem xét lại. Đồng thời, các đại sứ Mỹ được “bổ nhiệm chính trị” ở Costa Rica, Cộng hoa Séc, Bỉ, Thụy Sĩ,…cũng đang phải tìm nhà mới ở các quốc gia này để cố gắng cho con cái họ hoàn thành nốt mấy tháng của năm học.

Các đại sứ do Obama bổ nhiệm phải “nghỉ việc ngay lập tức” khi Trump nhậm chức

Các đại sứ do Obama bổ nhiệm phải “nghỉ việc ngay lập tức” khi Trump nhậm chức

Thường thì những chính phủ trước đó đều cho phép các đại sứ thuộc diện này kéo dài nhiệm kỳ thêm vài tuần đến vài tháng, tùy từng trường hợp cụ thể, chủ yếu là để sắp xếp cuộc sống mới hay trường học của con cái.

Nhưng yêu cầu này của chính quyền Trump là khá “bất thường”. Nó có thể làm suy yếu lợi ích của Mỹ và thể hiện một sự thay đổi vội vàng, làm trầm trọng thêm sự bồn chồn của các đồng minh về mối quan hệ của họ với chính quyền mới của Mỹ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy những thay đổi đột ngột như thế sẽ diễn ra trong thời kỳ của Trump.

Tuy nhiên, một thành viên cấp cao trong đội chuyển giao của Trump trả lời báo chí rằng, không có “ý xấu” nào trong quyết định này. Đây là một quyết định nhằm đảm bảo những nhân viên của Tổng thống Obama sẽ rời nhiệm sở theo đúng kế hoạch chuyển giao.

Được biết, các đại sứ được bổ nhiệm “chính trị” ở Mỹ thường là người không có kinh nghiệm trong ngành ngoại giao. Họ được đích thân Tổng thống, Phó tổng thống hoặc những người có tiếng nói trong chính quyền đề cử.

Họ trở thành các “đại sứ” như một phần thưởng cho việc đã tài trợ hoặc có quan hệ thân thiết với tổng thống. Sau đó họ được cử tới các quốc gia đồng minh hoặc có mối quan hệ ít phức tạp với Mỹ như Anh, Úc, Đức, Canada, Nhật… Những nơi họ đến nhận nhiệm vụ thường được cho là khá an toàn và là nơi có thể tận hưởng nhiệm kỳ thú vị.

Các đại sứ được “bổ nhiệm chính trị” thường kết thúc sự nghiệp ngoại giao ngay sau khi tổng thống hết nhiệm kỳ, một điểm khác với các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

“Nội chiến” bùng nổ trong phiên họp đầu Quốc hội Mỹ khóa mới vì Obamacare

Ngày 3/1, Quốc hội Mỹ khóa 115 do đảng Cộng hòa kiểm soát đã họp phiên toàn thể đầu tiên với kỳ vọng sẽ đưa ra các kế hoạch thực hiện chương trình nghị sự đầy tham vọng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Theo hãng tin RFI, vào ngày 3/1, Quốc Hội Mỹ họp phiên đầu năm tại Washington. Đây là kỳ họp thứ 115 trong lịch sử nước Mỹ, với đảng Cộng hoà vẫn chiếm đa số ở cả lưỡng Viện.

Quốc hội khóa mới lần này được kỳ vọng sẽ có những thay đổi quan trọng trong chính sách của Mỹ. Đồng thời thực hiện những chương trình nghị sự đầy tham vọng của Tổng thống đắc cử Donald Trump như cắt giảm thuế, thay thế đạo luật y tế Obamacare cũng như thay đổi một số quy định về môi trường và tài chính, sau khi ông chính thức nhậm chức ngày 20/01/2017.

"Nội chiến" bùng nổ trong phiên họp đầu Quốc hội Mỹ khóa mới vì Obamacare

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong phiên đầu năm tại Washington

Trong phiên họp quốc hội toàn thể đầu tiên này, 435 hạ nghị sỹ và một phần ba thượng nghị sỹ Mỹ mới đắc cử đã tuyên bố nhậm chức. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2007, đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát đa số tại cả hai viện quốc hội nước này.

Và cũng ngay trong ngày làm việc đầu tiên, một cuộc “nội chiến” đã xảy ra giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, khi thượng nghị sỹ Cộng hòa Mike Enzi đã vận động các nghị sĩ cùng đảng “xóa sổ” Obamacare, một trong những di sản quan trọng của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama.

Động thái này được xem là sự khởi đầu của tiến trình hủy bỏ hoàn toàn đạo luật Obamacare, vốn được đảng Cộng hòa cam kết là ưu tiên lập pháp hàng đầu thời gian qua. Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Dân chủ tuyên bố sẽ chiến đấu để bảo vệ đạo luật này đến cùng và họ đã lên kế hoạch tìm kiếm sự ủng hộ.

Theo kế hoạch, Tổng thống sắp mãn nhiệm Obama hôm nay sẽ có cuộc gặp với các lãnh đạo đảng Dân chủ để thảo luận về chiến lược bảo vệ đạo luật Obamacare trước sự tấn công của phe Cộng hòa. Bên cạnh đó, bà Nancy Pelosi, thủ lĩnh phe thiểu số của Đảng Dân chủ tại Hạ viện cho biết thêm, họ sẽ phát động chiến dịch huy động sự ủng hộ của dân chúng dành cho Obamacare bằng lời giải thích rằng, động thái bãi bỏ đạo luật sẽ gây tổn hại cho đa số người dân.

Được biết, Obamacare là một đạo luật liên bang Hoa Kỳ đã được Tổng thống Barack Obama ký thành luật ngày 23/3/2010. Đạo luật này nhằm mục đích nâng cao chất lượng và khả năng chi trả của bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ không có bảo hiểm bằng cách mở rộng phạm vi bảo hiểm công và tư nhân, đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và chính quyền.

Donald Trump bất ngờ vượt qua Putin để trở thành “Nhân vật của năm”

Tin tức thế giới– Chiến thắng một lần nữa gọi tên ông Donald Trump khi ông “vượt mặt” Tổng thống Putin và bà Hillary Clinton, trở thành “Nhân vật của năm” do Time bình chọn.

Đánh bại TT Putin và bà Clinton, ông Trump trở thành "Nhân vật của năm"

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã trở thành “Nhân vật của năm” do Time bình chọn

Theo kết quả công bố sáng 7/12, cùng với ba gương mặt nổi bật khác là Tổng thống Nga Vladimir Putin, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và nữ ca sĩ da màu Beyonce, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump của Mỹ đã lọt vào vòng chung khảo giải thưởng “Nhân vật của năm” do tạp chí Time bình chọn.

Cùng về thứ hai với 7% số phiếu do khán giả bình chọn là Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama và nhà báo người Australia Julian Assange – người sáng lập, Tổng biên tập và là phát ngôn viên của WikiLeaks.

Trong khi ông Donald Trump chia sẻ rằng, giải thưởng này là một vinh dự rất lớn và có nhiều ý nghĩa đặc biệt với ông, thì bà Nancy Gibbs – Biên tập tạp chí Times lại cho biết đây là quyết định “dễ dàng nhất” mà Time từng đưa ra.

Mặc dù Tổng thống đắc cử Mỹ giành giải “Nhân vật của năm” do tạp chí Time bình chọn, nhưng hôm 5/12, Time tiết lộ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Damodardas Modi mới là người chiến thắng giải “Nhân vật của năm” theo bình chọn của độc giả, với 18% số phiếu.

Đây là lần thứ hai liên tiếp ông Donald Trump lọt vào vòng chung khảo giải thưởng này. Giải thưởng “Nhân vật của năm” (2015) thuộc về Thủ tướng Đức Angela Merkel. Vòng chung khảo năm 2015 có Caitlyn Jenner, Tổng thống Iran Hassan Rouhani, phong trào Sinh mệnh người da đen cũng quý, và CEO Uber Travis Kalanick. Kết quả, ông Trump đứng thứ ba sau bà Merkel và thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Đánh bại TT Putin và bà Clinton, ông Trump trở thành "Nhân vật của năm"

Nhà báo Jamal Khashoggi bị “treo bút” vì phát ngôn chỉ trích Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Một thông tin riêng rẽ, nhà báo có tiếng người Arập Saudi, ông Jamal Khashoggi, đã bị “treo bút” do từng đưa ra phát ngôn chỉ trích Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Trước đó, trong bài phát biểu tại Viện Washington, Washington D.C ngày 10/11, ông Khashoggi cho rằng quan điểm của ông Trump về Trung Đông mang tính “mâu thuẫn”, đặc biệt là về Iran; và rằng theo ông, Arập Saudi nên sẵn sàng cho một số điều ngạc nhiên, nhiều khả năng đến từ “phong cách tiêu cực” của chính quyền Trump…

Tuy nhiên, tờ Middle East Eye – hãng thông tấn của Arập Saudi dẫn một nguồn giấu tên khẳng định quan điểm của nhà báo, nhà bình luận Khashoggi không đại diện cho đất nước này.

Donald Trump tuyên bố rời bỏ TPP ngay sau khi nhận chức

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho biết, một trong những việc đầu tiên ông làm ngay sau khi nhậm chức là rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

TPP là nỗ lực mà Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama tích cực thúc đẩy nhiều năm qua. Mỹ và 11 quốc gia thành viên đầu tháng 10 năm ngoái đã hoàn tất đàm phán sau thảo luận kéo dài 5 năm.

Thỏa thuận nhắm tới việc tự do hóa thương mại trong khu vực chiếm 40% nền kinh tế thế giới, các thành viên khác gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Donald Trump tuyên bố sẽ dừng TPP ngay trong ngày đầu tiên bước vào Nhà Trắng

Donald Trump tuyên bố sẽ dừng TPP ngay trong ngày đầu tiên bước vào Nhà Trắng

Tuy nhiên, ngày hôm qua ông Trump đã đưa ra thông báo về một số công việc ông sẽ thực hiện khi chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng vào ngày 20/1 năm sau. Trong đó, ông xác nhận việc Mỹ sẽ không theo đuổi hiệp định thương mại TPP với 11 đối tác khác.

Ngay từ khi tiến hành chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố ông phản đối các hiệp định thương mại tự do vì nó khiến người dân Mỹ mất việc làm. Thậm chí, ông Trump còn gọi TPP là “thảm họa tiềm ẩn với đất nước chúng ta”. Ông cho rằng, thay vì TPP, chúng ta sẽ đàm phán các thoả thuận thương mại công bằng, song phương.

Ngoài việc rút khỏi TPP, ông Trump cũng cho biết sẽ cắt giảm các quy tắc của chính phủ, chỉ đạo Bộ Lao động điều tra việc lạm dụng chương trình visa, bỏ một số hạn chế với sản xuất năng lượng, gồm dầu đá phiến, gas và than.

Ông Trump sẽ thăm Nga ngay sau khi nhậm chức

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đang lên kế hoạch cho một chuyến thăm tới Nga và gặp ông Putin ngay sau khi nhậm chức.

Ông Trump sẽ lập tức tới thăm Nga ngay sau khi nhậm chức

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donal Trump đang có kế hoạch tới thăm Tổng thống Nga Putin 

Spunik ngày 17/11 cho biết, một nguồn tin từ đảng Cộng hòa Mỹ tiết lộ, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donal Trump đang có kế hoạch tới thăm Nga, hội đàm với Tổng thống Putin tại điện Kremlin. Nguồn tin cho biết, ông Trump rất háo hức điều này và đã chuẩn bị nhiều vấn đề để hội đàm cùng ông Putin trong chuyến thăm tới.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump tỏ ra rất quan tâm tới Nga và ông Putin. Ông đặc biệt khen ngợi ông Putin hết lời. Thậm chí, ông Trump còn so sánh ông Putin với ông Obama và không ngần ngại nói rằng “Ông Putin là một nhà lãnh đạo tài ba, hơn tổng thống của chúng ta”. Ông luôn bày tỏ mong muốn sẽ tới thăm Nga và cùng hợp tác, phát triển với đất nước của ông Putin nếu đắc cử.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Trump từng khẳng định, ông sẽ gặp ông Putin trước khi bắt đầu thực thi quyền lực.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên gọi điện chúc mừng ông Trump khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 8/11.

Trong bức điện tín, ông Putin đã gửi lời chúc mừng ông Trump và bày tỏ hy vọng Nga – Mỹ sẽ nâng cao được mối quan hệ, chuyển hóa từ căng thẳng sang thân thiết. Theo đó, cùng hợp tác giải quyết các mối lo ngại về khủng bố cũng như an ninh toàn cầu.

Ông Putin cũng mong muốn sớm có cuộc đối thoại với ông Trump để bàn bạc về lợi ích 2 quốc gia.

Sau đó vài ngày, ông Putin lại có một cuộc điện đàm khác chúc mừng ông Trump và chúc ông Trump thành công.

Đáp lại thiện ý từ phía ông Putin, ông Trump cũng tỏ ra rất hồ hởi và sốt sắng muốn trực tiếp gặp ông Putin. Trong cuộc điện đàm, ông Trump cũng bày tỏ hy vọng đẩy mối quan hệ kình địch sang mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước. 2 nhà lãnh đạo còn đồng ý giữ liên lạc và thống nhất sớm có một cuộc thảo luận trực tiếp.

Tổng thống Putin: Hàn gắn quan hệ Nga- Mỹ không phải chuyện một sớm một chiều

Tin thế giới – Tổng thống Putin đã gửi lời chúc mừng tới tân tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời cho biết, nước Nga sẵn sàng làm mọi việc để phục hồi quan hệ Moscow – Washington, dù đây không phải “con đường dễ dàng”.

Tổng thống Putin: Hàn gắn quan hệ Nga - Mỹ không phải “con đường dễ dàng”

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ hi vọng sửa chữa toàn diện quan hệ song phương với Mỹ

Phát biểu trong lễ chào mừng các tân đại sứ ngoài tại Điện Kremlin ngày 9/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chúc mừng tới chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 8/11, đồng thời bày tỏ hi vọng sửa chữa toàn diện quan hệ song phương với Mỹ, Sputnik dẫn nguồn Reuters đưa tin.

Trước đó, Tổng thống Putin cũng đã gọi điện chúc mừng tới tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, NBC News  đưa tin. Cũng theo NBC News, ông chủ Điện Kremlin cho rằng, việc ông Trump chiến thắng là cơ hội xây dựng quan hệ đối thoại tích cực giữa Moscow và Washington dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cân nhắc lập trường của nhau.

Cũng trong  bài phát biểu, Tổng thống Putin đã thể hiện thái độ thiện chí đối với những tuyên bố mong muốn hàn gắn mối quan hệ giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh trong tương lai mà các ứng viên Tổng thống Mỹ đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Theo ông, việc này tốt người dân cả hai nước, đồng thời có tác động tích cực tới các vấn đề đối ngoại toàn cầu.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng thừa nhận rằng, đây không phải là con đường dễ dàng, song Moscow “sẵn sàng thực hiện vai trò của mình và làm mọi việc” để phục hồi quan hệ hai nước phát triển ổn định.

Liên quan đến chiến thắng của ông trùm bất động sản nước Mỹ vốn bị gắn mác có sự chi phối của “bàn tay Putin”, phát ngôn viên Tổng thống Nga – ông Dmitry Peskov khẳng định, giả thiết cho rằng, bất kỳ quốc gia nào (kể cả Nga) có khả năng tác động tới chiến dịch tranh cử tại Mỹ, đều là “điều phi lý”.

Ông Peskov cũng cho biết, Điện Kremlin hi vọng sau khi ông Trump lên nắm quyền, Nga và Mỹ sẽ xích lại gần nhau hơn trong lập trường về vấn đề Syria.

Cũng theo Thư ký báo chí Điện Kremlin, Moscow tìm kiếm mối quan hệ thân thiện với Mỹ, song điều đó không có nghĩa là tất cả các vấn đề tranh cãi giữa hai nước sẽ đột nhiên biến mất khỏi chương trình nghị sự sau khi Tổng thống mới của Mỹ lên nắm quyền.

Trong một diễn biến khác, mới đây, nhà kinh tế học Alexander Okhrimenko – Giám đốc Trung tâm Phân tích Ukraine cho rằng, kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã biến thành một “trò đùa tàn nhẫn” và ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Washington và Kiev.

Bà Clinton dẫn trước ông Trump tại các bang còn do dự

Tin tức thế giới – Bà Clinton tiếp tục chiếm ưu thế trước ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump với khoảng cách từ 1 đến 11 điểm. Có thể dễ dàng giành được hơn 270 phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống Mỹ.

Tờ The Washington Post (Bưu điện Oasinhtơn) ngày 18/10 công bố kết quả thăm dò tại 15 bang mà cử tri còn do dự chưa quyết định bỏ phiếu cho ai cho thấy ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Hillary Clinton đang chiếm ưu thế lớn và có thể dễ dàng giành được hơn 270 phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống Mỹ.

Dẫn kết quả thăm dò cho thấy bà Clinton hiện chiếm ưu thế tại 9 bang do dự là New Hampshire, Virginia, Michigan, New Mexico, Colorado, North Carolina, Pennsylvania, Wisconsin, Georgia, cân bằng tại 4 bang là Florida, Texas, Arizona, Ohio và chỉ thua tại 2 bang là Nevada, Iowa.

Bà Clinton chiếm ưu thế ở các bang còn do dự

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Hillary Clinton

Hầu hết các cuộc thăm dò dư luận trên toàn quốc được công bố trong hai ngày 17 và 18/10 đều cho thấy bà Clinton tiếp tục chiếm ưu thế trước ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump với khoảng cách từ 1 đến 11 điểm. Chỉ duy nhất cuộc điều tra của tờ Los Angeles Times cho thấy ông Trump đang dẫn trước bà Clinton 2 điểm. Từ đầu tuần đến nay, bà Clinton đã bắt đầu mở rộng các cuộc vận động tranh cử sang những bang thường thiên về đảng Cộng hoà như Arizona để giành thêm phiếu bầu.

Trong những ngày qua, ông Trump liên tục lặp lại tuyên bố cho rằng cuộc bầu cử bị “gian lận” khiến nhiều quan chức cấp cao trong đảng Cộng hòa phải lên tiếng phản đối. Ngày 18/10, phát biểu tại cuộc họp báo với Thủ tướng Italy Matteo Renzi đang có chuyến thăm cấp Nhà nước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích việc ông Trump “than vãn” về việc cuộc bầu cử tổng thống bị “gian lận” ngay cả trước khi cuộc bầu cử diễn ra và “ông trùm” bất động sản nên chấm dứt ngay những cáo buộc không có cơ sở này.

Dư luận báo chí cho rằng những cáo buộc này của ông Trump sẽ để lại hậu quả lâu dài cho nền chính trị Mỹ ngay cả khi ông Trump thất bại, khiến người dân mất lòng tin vào hệ thống bầu cử.